Đăng nhập   |     Đăng ký
Đăng lúc: 18/09 12:57 PM - Toàn Quốc » Đã xem: 1092. Mã Tin: 1379661
Để đăng tin lên mục tin VIP soạn: RV 1379661 gửi 8336 (giá 3000đ/SMS)

5 lưu ý khi thi công trần thạch cao

Hiện nay có nhiều loại trần nhà đẹp và bền, tùy theo ý thích và điều kiện kinh tế của gia chủ mà có những cách lựa chọn loại trần khác nhau. Trước kia người ta thường dùng các loại trần ván ép rồi sơn hoặc dán simili, trần carton hay người ta làm trần giả đúc bằng xi măng. Với những phòng nhỏ, sử dụng cách âm người ta làm trần nhà bằng simili, đệm mút.
Trần nhà thông dụng hiện nay là trần nhựa hay tran thach cao. Trần nhựa là các tấm nhựa ghép mí vào với nhau, để cách âm, cách nhiệt người ta thường bỏ xốp lên trên. Trần nhựa có ưu điểm là đẹp, nhẹ, có nhiều màu sắc, không sợ bị ố do mái dột, giá thành rẻ nhưng chúng không bền (khoảng 5 năm, nhựa sẽ bị lão hoá). Trần thạch cao là loại trần được ưa chuộng nhất bởi trần thạch cao có nhiều ưu điểm: đẹp (giống như trần đúc), bền, cách âm, cách nhiệt tốt, tạo được nhiều hoa văn họa tiết, chống cháy, chống phản xạ âm…
Trần thạch cao là trần được lắp ghép bằng nhiều tấm thạch cao với bộ khung xương vững chắc. Hiện nay, trên thị trường có các loại tấm thạch cao của các nhà sản xuất: Việt Nam liên doanh, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật… Giá cả các loại này không chênh lệch nhau nhiều. Hai loại thạch cao tấm đang được ưa chuộng là liên doanh (chữ in trên tấm thạch cao màu đỏ) và Thái Lan (chữ in trên tấm màu đen). Một tấm thạch cao có kích thước 1,2×2,4m (bằng kích thước tấm ván ép), hai mặt được dán bằng một loại giấy đặc biệt để trét mastic.

Trần thạch cao được thi công như sau: từ trên xà gồ của trần mái tôn hay mái ngói, người ta cho định hình từng thanh nhôm kẽm bằng các sợi dây thép có đường kính tối thiểu 5 mm, bắt bắt, ghép vít, tạo thành hình chữ nhật có kích thước khoảng 400×1000 (mm), sau đó ghép từng tấm thạch cao vào.
Trần thạch cao trong các thiết kế thi công thường có hai hệ trần tiêu biểu là trần nổi ( trần thả) và trần chìm ( trần giả đúc).

Trần chìm là trần được thi công bắt vít từng tấm thạch cao từ dưới lên. Khung định hình bằng nhôm kẽm chữ U, chúng được bắt vít gắn kết với nhau, sau đó người ta ghép từng tấm thạch cao (nguyên kích thước) vào. Trần chìm có ưu điểm là đẹp, tạo mặt phẳng hoàn thiện, có nhiều tính năng linh hoạt trong thi công, có thể cắt ghép, uốn cong tạo ra nhiều hình dạng khác nhau. Trần chìm thường được sử dụng trong các không gian quan trọng nhằm tạo nên điểm nhấn triêng. Kết hợp trần chìm với các loại đèn và vật liệu trang trí khác tạo nên không gian sang trọng và tinh tế cho căn phòng. Tuy nhiên trần chìm có khuyết điểm là rất khó khăn trong việc sửa chữa, mất nhiều chi phí nếu trần bị hư hỏng hay ố màu.

Trần nổi được thi công bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng khung định hình (khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm, nếu bằng nhôm sáng bóng thì không cần dán chỉ trang trí bên dưới để che, nhưng nếu là khung nhôm kẽm thì cần dán chỉ trang trí). Trần nổi có ưu điểm là lắp đặt và sửa chữa là rất thuận lợi. Khi cần sửa chữa có thể dễ dàng tháo rời hoặc thay từng tấm, chi phí sửa chữa và lắp đặt cũng thấp hơn so với việc sửa chữa trần chìm. Tuy nhiên tính thẩm mỹ của trần nổi là không cao.
Trần thạch cao còn áp dụng cho cả nhà đúc, để dấu các dây điện, hộp gen, hay để tạo cho một căn phòng có trần thấp, ấm cúng, cách âm… Để thi công trần thạch cao cho nhà đúc thì khi đúc phải tính toán chừa các móc sắt để treo khung định hình.
Hiện nay, không chỉ làm trần, mà người ta còn dùng từng tấm thạch cao ốp vào tường với mục đích tạo sự cách âm, cách nhiệt… cho các căn phòng đặc biệt kín, thu thanh…

Để trần thạch cao được bền và đẹp lâu, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
Trần thạch cao là loại trần không chịu nước trực tiếp. Vì vậy trước khi thi công trần bạn phải kiểm tra kĩ phần mái nhà, tuyệt đối không để các lỗ rò trên mái nhà làm trần bị thấm nước. Cần lưu ý nước có thể bị tạt vào các khe hở trên mái ngói, và các vị trí mái nhà bị thấm dột có thể làm hư hỏng trần thạch cao khi xảy ra mưa to.
Các yếu tố trên cũng là nguyên nhân khiến trần thạch cao bị ố vàng. Để khắc phục các vết ố đó bạn cần phải thay các tấm bị ướt hỏng, ố sau đó trét mastic và sơn hoàn thiện lại vị trí hư hỏng đó. Tuy nhiên khi sơn mới lại màu sơn mới và màu sơn của trần nhà cũ rất khó đồng đều với nhau để khắc phục bạn có trể trang trí bằng các hình ảnh, chi tiết lên các vị trí sơn mới đó. Nếu lựa chọn đúng chủng loại vật tư, thi công đúng kĩ thuật, phần mái nhà không bị dột, thì bạn có thể giữ trần thạch cao đẹp và bền từ 5-10 năm.

Hiện tượng nứt có thể xảy ra với trần thạch cao dùng lâu ngày, đặc biệt là những mối nối giữa hai tấm thạch cao không được xử lí đúng kĩ thuật. Hiện tượng này thường xảy ra với loại trần chìm, các vết nứt lâu ngày sẽ lớn dần lên gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vì vậy để tránh tình trạng các vết nứt xuất hiện gây mât thẩm mỹ và chi phi sửa chữa lại nó, khi xử lí mối nối để chuẩn bị sơn hoàn thiện bạn nên sử dụng đúng loại bột chuyên dụng để làm công đoạn này,
Lựa chọn thạch cao, thêm một chút lưu ý khi thi công và sử dụng, bạn sẽ có một công trình có tính thẩm mỹ cao, đồng thời có thêm công năng cách âm, cách nhiệt.



Các tin cùng danh mục
ĐTHT:
app rao vat
appshop.vn